MUA CÀ PHÊ CẦN BIẾT NHỮNG THÔNG TIN GÌ?

Nhắc đến giống, người sành cà phê sẽ nghĩ ngay đến khái niệm “Single Origin” đây cũng là 1 khái niệm hay nhầm lẫn khi nhiều người cho rằng “Single Origin” ám chỉ 1 giống Arabica duy nhất như Typica hoặc Bourbon trong 1 gói cà phê, còn “Blend/ Mixed” sẽ bao gồm nhiều giống khác nhau như Typica, Bourbon, Catimor trong cùng 1 bao. Khái niệm này không sai, tuy nhiên trên thế giới, Single Origin là 1 khái niệm rất rộng, có thể đại diện cho 1 giống hạt, 1 vùng trồng, 1 nông trại, 1 hợp tác xã, 1 quốc gia. Ví dụ như cà phê từ làng K’ho có thể gọi là Single Origin, vì hạt cà mang đặc tính riêng biệt của vùng đất và con người nơi đây mà nơi khác không có được.

Cà phê là một loại đồ uống rất quen thuộc, rất phổ biến với mọi người, được nhiều người ưu chuộng và sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên việc lựa chọn ra một loại cà phê vừa ngon, vừa sạch trong thị trường hiện nay lại không hề đơn giản. Hơn 90% những người đang thưởng thức cafe lại không biết (hoặc hiểu) rõ ly cà phê họ đang thưởng thức. Vậy hãy cùng Century Coffee tìm hiểu về những thông tin cần biết khi lựa chọn mua một loại cà phê nhé!


1/ Coffee Name (Tên sản phẩm)


Một cách để phân biệt nhiều dòng sản phẩm khác nhau của cùng 1 thương hiệu. Tên sản phẩm thường sẽ liên quan đến tính chất của sản phẩm, ví dụ như “Metal” từ thương hiệu Hyper - ám chỉ vị cà phê rất đậm (100% Robusta rang đậm) dùng pha phin, hoặc “Ethiopia Sidamo Aleta Wondo” từ Rocanini chỉ ra tên giống và vùng cà phê đước dùng cho pha Drip.

MUA CÀ PHÊ CẦN BIẾT NHỮNG THÔNG TIN GÌ?


2/ Country/ Region / Cooperative – Farm - Producer (Quốc gia / Vùng trồng/ Công ty)


Thông tin thường thấy trên bao bì của các thương hiệu Specialty. Mỗi quốc gia, vùng trồng hay công ty sản xuất sẽ gợi lên những đặc tính hương vị khác nhau của sản phẩm.
Quốc gia: Guatemala, Ethiopia, Việt Nam... mỗi quốc gia sẽ gợi lên những hương vị khác nhau. Ví dụ như khi nhắc đến Ethiopia sẽ gợi lên vị chua cam chanh (citrus), hương hoa(floral). Hay Guatemala và Việt Nam sẽ là vị hạt (Nutty), sô cô la (Chocolate)… Tuy nhiên thông tin này rất chung chung nên trên bao bì thường sử dụng những tiết hơn như “Vùng trồng”, ví dụ như Ethiopia sẽ có 3 vùng trồng cà phê phổ biến Yirgacheffe, Sidamo và Harrar hay Việt Nam sẽ có Lạc Dương, Cầu Đất. Chi tiết hơn nữa sẽ là Hợp tác xã sản xuất như Kenya Asali thì Asali sẽ là tên công ty nhưng Thika, giống như Việt Nam cũng có làng K’ho ở Lạc Dương. Tất nhiên, cùng 1 giống cà phê nhưng Vùng trồng hay Công ty khác nhau sẽ cho ra những hương vị khác nhau. Do đó thông tin này rất được quan tâm trên bao bì.


3/ Species (chủng loại) / Varietals (giống)


2 khái niệm này thường gây tranh cãi kho mỗi nơi sử dụng mỗi khác. Nhưng có thể hiểu nôm na, Chủng loại bao gồm 2 loại cà phê chính là Arabica và Robusta. Robusta thường sẽ đắng và ít chua hơn, ngoài ra hương & vị cũng đơn giản hơn Arabica. Còn Giống sẽ chi tiết hơn bao gồm các loại Arabica như Typica, Bourbon, Catuai, Pacamara... Nhắc đến giống, người sành cà phê sẽ nghĩ ngay đến khái niệm “Single Origin” đây cũng là 1 khái niệm hay nhầm lẫn khi nhiều người cho rằng “Single Origin” ám chỉ 1 giống Arabica duy nhất như Typica hoặc Bourbon trong 1 gói cà phê, còn “Blend/ Mixed” sẽ bao gồm nhiều giống khác nhau như Typica, Bourbon, Catimor trong cùng 1 bao. Khái niệm này không sai, tuy nhiên trên thế giới, Single Origin là 1 khái niệm rất rộng, có thể đại diện cho 1 giống hạt, 1 vùng trồng, 1 nông trại, 1 hợp tác xã, 1 quốc gia. Ví dụ như cà phê từ làng K’ho có thể gọi là Single Origin, vì hạt cà mang đặc tính riêng biệt của vùng đất và con người nơi đây mà nơi khác không có được.

MUA CÀ PHÊ CẦN BIẾT NHỮNG THÔNG TIN GÌ?


4/ Altitude / Elevation (Độ cao)


Thông tin về độ cao cũng giúp gợi nên những hương vị khi uống như đối với Arabica - trồng càng cao (1500m trên mực nước biển (masl)) thì có độ chua cao, hương vị sẽ đa dạng, trong khi ở độ cao thấp (1300m masl), hạt sẽ có hương vị đơn giản hơn như vị hạt (Nutty) . Tất nhiên thông tin này thường chỉ mang tính tương đối.


5/ Process (Kiểu sơ chế)


Có nhiều kiểu sơ chế như Honey, pulp natural, semi - washed, wet hulling… Cùng 1 giống cà phê nhưng các kiểu sơ chế này sẽ cho ra những hương vị khác nhau. Ví dụ như Ethiopia Sidamo sẽ có cả 2 loại sơ chế ướt (washed/wet) & khô (Natural). Nói chung, sơ chế khô sẽ mang lại body dày và ít chua hơn, trong khi chế biến ướt sẽ giúp mang lại vị chua đa dạng, và khi uống sẽ “clean” hơn.

MUA CÀ PHÊ CẦN BIẾT NHỮNG THÔNG TIN GÌ?


6/ Profile / Roast level (Độ rang)


Nếu thông tin là light roast (Rang nhạt), ngầm hiểu cà phê khi pha ra sẽ có độ chua cao và ít đắng, ngược lại Dark Roast (rang đậm) ám chỉ vị cà khi uống sẽ rất đắng và không chua. Ngoài ra, thông tin này còn giúp chúng ta lựa chọn dụng cụ pha tương ứng, như rang nhạt hợp với pha drip, trong khi đậm nên dùng cho Espresso hay phin. Đây là thông tin mang tính tham khảo vì quan niệm về độ rang của mỗi nhà rang và người uống sẽ khác nhau (đậm của người này nhưng lại nhạt của người kia).


7/ Taste note / Flavor (Hương vị)


Miêu tả hương vị đặc trưng của loại cà phê mà chúng ta sẽ uống. Thông tin này thường áp dụng cho các hạt cà phê Specialty vì hương vị phức tạp của chúng. Ví dụ như hạt Kenya của Drift Away sẽ có note: grapefruit, jasmine, juicy và peach. Đây cũng là đặc điểm làm cho cà phê trở nên thú vị khi mỗi loại hạt sẽ có những tính cách rất khác nhau, và dĩ nhiên sẽ có những đối tượng khách hàng trung thành riêng. Trên thực tế, thông tin cũng chỉ mang tính tham khảo vì mỗi người sẽ có những cảm nhận khác nhau về hương vị khi thưởng thức.


8/ Story


Thông tin về vị trí địa lý như vườn, thổ nhưỡng, khí hậu, loại hạt, cách sơ chế đặc biệt và đôi khi câu chuyện sẽ mang đến sự khác biệt thú vị cho loại hạt mà bạn đang uống.


9/ Brewing / Use for / Roast for (Kiểu pha)


Chỉ ra loại cà phê này sẽ phù hợp nhất cho kiểu pha nào? Ví dụ như dùng cho pha Filter (Pour Over / Immersion), hay Espresso,… và các kiểu pha cũng tương ứng với các độ rang đậm nhạt khác nhau.

MUA CÀ PHÊ CẦN BIẾT NHỮNG THÔNG TIN GÌ?


10/ Roasted on / Roasted day


Ngày rang hay đóng gói. Thông tin này rất quan trọng vì cà phê sẽ ngon hơn khi còn mới, nhưng mới quá cũng không tốt do còn Gas (CO2) nhiều sẽ ảnh hưởng đến hương vị khi uống. Nếu dùng cho Espresso, nên ủ 7-10 ngày sau khi rang để hương vị cà phê được phát triển đầy đủ. Còn cho pha Drip, có thể sử dụng sớm hơn.


11/ Net Weight / Weight


Trọng lượng của gói cà phê cũng là một thông số quan trọng mà người mua cần chú ý. Tùy vào nhu cầu sử dụng ít hay nhiều mà người mua có thể lựa chọn gói cà phê có khối lượng phù hợp, để tránh trường hợp cà phê khui ra để quá lâu, làm giảm chất lượng của cà phê.//

Để lại thông tin

Hỗ trợ khách hàng