THỰC TRẠNG TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM 2019

Xuất khẩu cà phê sang các thị trường chính tăng rất mạnh trong tháng đầu năm 2019. Theo ước tính trong tháng 1/2019, lượng cà phê xuất khẩu sang Ý tăng 123,1%, Tây Ban Nha tăng 44,1%, Nga tăng 61,2%, Nhật Bản tăng 80,8%, Bỉ tăng 44,8%, Anh tăng 69%. Angiêri tăng 49,5%...

1. Xuất khẩu cà phê việt nam đứng thứ mấy trên Thế Giới?


Bộ Công thương cho biết, trong 10 ngày giữa tháng 2/2019, giá cà phê Robusta nhân xô trong nước giảm theo giá cà phê toàn cầu. So với ngày 9/2/2019, giá cà phê Robuta nhân xô giảm từ 0,9 – 1,5%. Ngày 18/2/2019, giá cà phê Robusta nhân xô thấp nhất là 32.700 đ/kg tại các huyện Di Linh và Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng);

Mức cao nhất là 33.400 đ/kg tại huyện Cư M’gar tỉnh Đắk Lắk; tại các kho quanh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, cà phê Robusta loại R1 giảm 1,2% so với ngày 9/2/2019, giao dịch ở mức 34.300 đ/kg, ổn định so với ngày 18/1/2019.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 01/2019 đạt 183,7 nghìn tấn, trị giá 324,24 triệu USD, tăng 19,4% về lượng và tăng 17,6% về trị giá so với tháng 12/2018, nhưng giảm 15,1% về lượng và giảm 22,7% về trị giá so với tháng 01/2018. Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê tháng 01/2019 đạt mức 1.765 USD/tấn, giảm 1,5% so với tháng 12/2018 và giảm 9,6% so với tháng 01/2018.

THỰC TRẠNG TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM 2019Tháng 1/2019, xuất khẩu cà phê sang nhiều thị trường tăng trưởng khả quan so với tháng trước đó, trừ xuất khẩu sang Đức giảm. Lượng cà phê xuất khẩu sang Ý tăng 123,1%, Tây Ban Nha tăng 44,1%, Nga tăng 61,2%, Nhật Bản tăng 80,8%, Bỉ tăng 44,8%, Philíppin tăng 40,7%, Anh tăng 69% và Angiêri tăng 49,5%.

Mặc dù giảm, nhưng Đức vẫn là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất với lượng đạt 25.918 tấn, trị giá 43,6 triệu USD, giảm 1,1% về lượng, nhưng tăng 0,5% về trị giá so với tháng 12/2018, giảm 8,9% về lượng và giảm 15,8% về trị giá so với tháng 1/2018.

Bộ Công thương cho biết, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Bỉ có sự tăng trưởng mạnh về lượng và đứng ở vị trí nhà cung cấp lớn thứ 2, chỉ sau Braxin. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng mặt hàng cà phê của Việt Nam tại Bỉ tăng mạnh nhất 45% về lượng, trong khi Braxin chỉ tăng trưởng 0,9%. Điều này cho thấy mặt hàng cà phê của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại Bỉ.

Trong năm 2019, nếu ngành cà phê Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng 2 con số, có khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Braxin, trở thành nhà cung cấp cà phê lớn nhất cho Bỉ.


2. Các loại cà phê Việt Nam hiện nay


Các loại cà phê ngon ở Việt Nam mà bạn không thể bỏ qua nếu là một trong những tín đồ “nghiện” cà phê lâu năm. Cà phê là một trong những thức uống có nguồn gốc lâu đời tại Việt Nam, việc thưởng thức một ly cà phê vào mỗi buổi sáng dường như đã trở thành thói quen không thể nào từ bỏ của đại đa số người dân Việt Nam.

Chính vì lý do đó mà từ khóa các loại cà phê ngon ở Việt Nam có lượt tìm kiếm cũng khá cao và bài viết hôm nay sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về những loại cà phê này. Các loại cà phê ngon ở Việt Nam phải kể đến 4 loại sau đây, đó là cà phê Robusta, cà phê Arabica, cà phê Cherry và cà phê Culi. Chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé!

Cà phê Robusta (cà phê vối)

Cà phê Robusta là một trong các loại cà phê ngon ở Việt Nam, đây là giống cà phê phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu nước ta, đặc biệt là vùng đất Tây Nguyên đầy nắng gió. Loại cà phê này được trồng ở độ cao 600 mét dưới mực nước biển, chiếm hơn 90% sản lượng cà phê của Việt Nam.

THỰC TRẠNG TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM 2019

Hạt cà phê Robusta có hình bán cầu tròn, mùi thơm dịu, có màu nâu sánh, đậm đặc, lượng cafein cao, vị đắng gắt không chua phù hợp với khẩu vị của người Việt dùng pha cà phê sữa. Nhưng lại không phù hợp với khẩu vị người nước ngoài do quá đậm đặc.

Cà phê Arabica (Cà phê Chè)

Cà phê Arabica là một loại khác trong các loại cà phê ngon ở Việt Nam, giống cà phê này được trồng ở độ cao từ 800 mét trên mực nước biển. Nếu được trồng từ độ cao từ 1300 – 1500 mét sẽ có hương vị rất ngon.

Cà phê Arabica có 2 loại đó là cà phê Moka và cà phê Catimor, mỗi loại có đặc trưng riêng về hương vị. Cà phê Moka là cà phê thượng hạng, nhưng không được trồng nhiều vì sản lượng không cao. Loại này có mùi thơm nồng nàn, hương vị chua thanh.

Cà phê Catimor có hương thơm nồng nàn, vị chua nhưng lại không phù hợp với khí hậu Tây Nguyên mà được trồng ở các tỉnh miền trung. Loại cà phê này lại không chín đồng loạt nên gây khó khăn cho người thu hoạch. Cà phê Arabica rất thích hợp cho nữ giới.

Cà phê Cherry (Cà phê Mít)

Các loại cà phê ngon ở Việt Nam không thể không kể đến cà phê Cherry, đây là loại cà phê có năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Hạt cà phê có màu vàng óng ánh và hương vị cà phê có vị chua đặc trưng và hương thơm thoang thoảng.

Cà phê Culi

Nhắc đến các loại cà phê ngon ở Việt Nam không thể không nhắc đến cái tên Culi. Đây là cà phê đột biến từ các giống cà phê Arabica, Robusta và Cherry. Hạt cà phê Culi căng tròn bắt mắt, màu đen đậm và lượng cafein cao nhất. Trong mỗi trái cà phê đều chứa hai hạt, nhưng loại cà phê Culi chỉ có một hạt duy nhất nên bao nhiêu tinh túy đều được tích trữ qua hạt cà phê.


3. Cà phê việt nam xuất khẩu đi đâu: Cà phê Việt Nam chiếm hơn 45% thị phần cà phê nhập khẩu vào Trung Quốc


Gần 50% trong tổng kim ngạch cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc là các sản phẩm các phê đã rang xay, hòa tan uống liền, 3 trong 1…, còn lại là cà phê Robusta chưa rang, chưa khử caffein đóng bao.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết 10 ngày giữa tháng 4/2018, giá cà phê tại thị trường trong nước biến động trái chiều (tùy địa phương) so với 10 ngày đầu tháng 4 nhưng giảm khá mạnh so với cùng kỳ tháng trước.

Chốt phiên giao dịch ngày 20/4/2018, tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, giá cà phê tăng 0,3% so với ngày 10/4/2018 nhưng giảm 0,8% so với ngày 20/3/2018, ở mức 36.600 VNĐ/kg. Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê ở mức 37.000 VNĐ/kg, ổn định so với ngày 10/4/2018 nhưng giảm 1,1% so với cùng kỳ tháng trước.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê trong 15 ngày đầu tháng 4/2018 đạt 81 nghìn tấn, trị giá 153,59 triệu USD, giảm 15% về lượng và giảm 16,4% về trị giá so với cùng kỳ tháng 3/2018, tăng 18,9% về lượng nhưng giảm 0,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Tính từ đầu năm đến giữa tháng 4/2018, xuất khẩu cà phê đạt 610,4 nghìn tấn, trị giá 1,182 tỷ USD, tăng 17,3% về lượng và tăng nhẹ 0,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

THỰC TRẠNG TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM 2019Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê trong nửa đầu tháng 4/2018 đạt 1.898 USD/tấn, giảm 1,7% so với cùng kỳ tháng 3/2018 và giảm 16,5% so với cùng kỳ năm 2017. Tính từ đầu năm đến nửa đầu tháng 4/2018, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt 1.937 USD/tấn, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong khi đó theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, 2 tháng đầu năm 2018, lượng cà phê nhập khẩu của nước này đạt 7,7 nghìn tấn, trị giá 56,97 triệu USD, tăng 10,1% về lượng và tăng 86,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Trong đó, nhập khẩu cà phê từ Việt Nam 2 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, do đó thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 13,2% trong 2 tháng đầu năm 2017, lên 45,5%.

Việt Nam hiện đang xuất khẩu khá nhiều các sản phẩm đã chế biến sang Trung Quốc. Tính sơ bộ trong 2 tháng đầu năm 2018, gần 50% trong tổng kim ngạch cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc là các sản phẩm các phê đã rang xay, hòa tan uống liền, 3 trong 1…, còn lại là cà phê Robusta chưa rang, chưa khử caffein đóng bao.

Trên thị trường thế giới, giá cà phê Robusta biến động trái chiều do Brazil bắt đầu bước vào vụ thu hoạch mới, sản lượng dự kiến sẽ tăng mạnh 30% so với niên vụ trước.

Tại Việt Nam, lượng bán ra không nhiều do người nông dân giữ lại chờ giá cao. Dự kiến lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 4/2018 chỉ khoảng 2 – 2,4 triệu bao, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2017. Tồn kho cà phê Robusta tại sàn London, tính đến ngày 16/4/2018 đã giảm thêm 1.000 tấn (tương đương mức giảm gần 1,3%) so với tuần đầu tháng 4/2018.


4. Giá cà phê được dự báo sẽ tăng hơn nữa trên thị trường hiện nay


Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay tăng 400 – 500 đồng/kg, lên dao động trong khung 34,1 – 34,7 triệu đồng/tấn.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm 04/10, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London bật tăng trở lại. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng 28 USD, tức tăng 1,76%, lên mức 1.616 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 1/2019 tăng 29 USD, tức tăng 1,83%, lên mức 1.615 USD và kỳ hạn giao tháng 3/2019 tăng 28 USD, tức tăng 1,75%, lên mức 1.625 USD/tấn, các mức tăng khá mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng đảo chiều tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng 0,35 cent, tức tăng 0,33%, lên mức 106,95 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2019 cũng tăng 0,35 cent, tức tăng 0,32%, lên mức 110,4 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên tăng 400 – 500 đồng/kg, lên dao động trong khung 34,1 – 34,7 triệu đồng/tấn.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở mức 1.555 USD/tấn, FOB – HCM, với chênh lệch trừ lùi 60 – 70 USD theo giá kỳ hạn tháng 3/2019 tại London.

Giá cà phê trên hai sàn kỳ hạn thế giới đảo chiều tăng trở lại, tiếp sau phiên điều chỉnh giảm trước đó là do sự tác động tích cực từ tỷ giá đồng Reais của Brasil tăng mạnh trở lại trước thềm bầu cử tổng thống mới.

Sự hứa hẹn của ứng cử viên “cực hữu” về việc sẽ vực dậy đồng Reais, do nạn tham nhũng của vị tổng thống tiền nhiệm khiến đồng Reais suy yếu kéo theo một số hàng hóa nông sản mà Brasil là cường quốc sản xuất hàng đầu đã mất giá trầm trọng, nhất là giá cà phê.

Giá cà phê thế giới giảm sâu còn do sự tác động của nhiều yếu tố cơ bản khác nữa. Nổi bật là dự báo Brasil năm nay được mùa kỷ lục, Indonesia cũng vừa thu hoạch vụ mùa đáng kể sau nhiều năm thất thu trầm trọng, sản lượng của khu vực Trung Mỹ cũng được cải thiện đáng kể và Việt Nam cũng đối diện vụ mùa được cho là sẽ đạt kỷ lục mới.

Trong khi đó, biến động trên hầu hết các thị trường phái sinh do căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc lây lan đã khiến đầu cơ và quỹ mạnh tay rót tiền vào thị trường cà phê và lập nên những con số kỷ lục mới vì cho rằng mặt hàng này ít bị ảnh hưởng, do Mỹ không phải là nhà sản xuất cà phê và Trung Quốc cũng chưa phải là thị trường tiêu thụ cà phê truyền thống.

Báo cáo thương mại tháng Tám của Tổ chức Cà phê Quốc tế cho thấy trong vòng 12 tháng qua, toàn cầu xuất khẩu cà phê Arabica đạt 76,24 triệu bao, giảm 0,2% so với 76,39 triệu bao trong 12 tháng trước đó ; trong khi đó xuất khẩu cà phê Robusta lên tới 45,02 triệu bao, tăng 1,99% so với 44,14 triệu bao.

Tuy nhiên, mức xuất khẩu tăng kết hợp với dự báo nguồn cung toàn cầu sẽ dư thừa nhỏ cũng không làm các bộ phận đầu cơ trên hai thị trường cà phê kỳ hạn thế giới lo lắng khi ICO cũng dự báo tiêu thụ toàn cầu vẫn tăng trưởng ổn định ở mức 2% mỗi năm, ít nhất là trong gần 30 năm qua.

Kết thúc niên vụ cà phê 2017/2018, báo cáo xuất khẩu từ Indonesia chỉ đạt tổng cộng 1,6 triệu bao cà phê các loại, một con số hết sức bất ngờ. Trong khi dự kiến con số xuất khẩu trong cùng niên vụ cà phê này của Việt Nam có thể lên tới 30 triệu bao, cũng bất ngờ không kém.

Như vậy, nguồn cung cà phê Robusta ngắn hạn cho toàn cầu sắp tới phụ thuộc vào sức bán và cách bán của nhà sản xuất Indonesia khi họ vừa thu hoạch vụ mùa mới với sản lượng hơn 11 triệu bao. Trong khi nguồn cung Việt Nam đã cạn kiệt do đẩy mạnh xuất khẩu và hiện đang bước vào giai đoạn “giáp hạt”.


5. Nhận định giá cà phê thế giới


Giá hai sàn kỳ hạn cà phê robusta London và arabica New York tuần trước đều mất giá. Cả tuần, robusta mất 12 Usd chốt tại 1.296 và lập đáy tại 1.289, đấy cũng là mức thấp nhất tính từ gần 3 tháng nay. Như vậy, chỉ trong vòng hơn một tháng, sàn này mất trên dưới 200 Usd/tấn (hình 1 – phía phải).

Giá arabica cả tuần giảm 0.85 cts/lb hay 19 Usd/tấn chốt tại 97.30 cts/lb, thoát mức thấp nhất tính từ hai tháng rưỡi nay được lập trong tuần là 94.30 cts/lb (hình 1 – phía phải).

Thị trường tài chính thế giới có một phen hoảng loạn khi Ngân hàng nhà nước Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ (CNY) để 1 Usd ăn trên 7 CNY lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ tính từ 2008. Dòng vốn trên thị trường đổ về sàn kim loại vàng và một số đồng tiền mạnh để tìm đường trú ẩn, giá cổ phiếu và nhiều sàn phái sinh nông sản rớt mạnh, hai sàn cà phê không được hưởng biệt lệ.

Cùng lúc đó đồng nội tệ Reais Brazil (Brl) rớt mạnh so với Usd, từ 3,7 Brl ăn 1 Usd xuống gần 4 Brl (hình 1 – phía trái). Đồng Brl mất giá giữa lúc cà phê Brazil đang vào chính vụ. Safras&Mercado, hãng phân tích thị trường cà phê Brazil ước niên vụ 2019-2020 của nước này đạt trên 3,53 triệu tấn cà phê trong đó có 1,1 triệu tấn robusta.

THỰC TRẠNG TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM 2019

Theo họ, đến cuối tuần trước, tổng diện tích thu hoạch đạt 93% và robusta xem như đã hoàn thành. Đồng Brl yếu thúc đẩy lực bán xuất khẩu tăng nhất là khi cà phê vụ mới đang đầy kho.

Mặt khác, do bất ổn về kinh tế toàn cầu bị qui do thương chiến Mỹ-TQ nay có khả năng đi đến chiến tranh tiền tệ, các quỹ đầu tư tài chính trên sàn cà phê tranh thủ bán thanh lý và bán mới, đưa lượng dư bán (net short) của sàn robusta London lên mức cao kỷ lục, tính đến ngày kết sổ vị thế kinh doanh hàng tuần ngày 06/08/19, họ đã nâng lượng dư bán lên 43.814 hợp đồng tức 438.140 tấn so với kỷ lục trước đây là 41.336 hợp đồng.

Cũng cần biết rằng ngày 27/08/19 sẽ là ngày thông báo giao hàng đầu tiên cho tháng giao 09/19. Các quỹ đầu tư đã bắt đầu bán thoát (chuyển từ tháng 09/19 sang các tháng sau) trong khi áp lực chốt bán các hợp đồng giao sau của các nước sản xuất chỉ mới bắt đầu.

Như vậy, lực bán trên sàn London sẽ xuất phát từ 3 ‘mũi giáp công’: các quỹ đầu tư theo dòng vốn, Brazil vào chính vụ và bán thoát các hợp đồng ‘treo’ trên sàn.

Dù giá các sàn kỳ hạn cà phê giảm, giá cà phê nội địa vẫn ở mức cao, dao động trong khoảng 33,5-34 triệu đồng mỗi tấn. Giá cà phê loại 2, tối đa 5% đen vỡ được chào bán xuất khẩu ở mức cộng bình quân 150 Usd/tấn vào giá niêm yết sàn London. Đây là mức cao hiếm thấy từ trước tới nay cho loại cà phê robusta chất lượng trung bình của Việt Nam.


(Nguồn: massageishealthy.com)

 

Để lại thông tin

Hỗ trợ khách hàng